Tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc và đạo Shaman
Ở Hàn Quốc, theo truyền thống thì họ tin rằng cái cây hay hòn đá cũng có số mệnh linh thiêng. Tiêu biểu đó là cây 당산나무, là cây thần canh giữ ngôi làng ở cổng làng. Ở các vùng quê, cùng với sự cầu xin cho việc canh tác triong năm được tốt đẹp và không xảy ra nỗi lo hay vấn đề gì trong làng mọi người cũng làm lễ cúng tế đế cây thần 당산나무.
1. Tín ngưỡng dân gian
장승 và 솟대 cũng được cho ràng là có tồn tại việc canh giữ bảo vệ cổng làng. 장승 là cái cột có hình dạng đầu người thể hiện một cách đáng sợ được dựng ở lối đi vào làng hoặc bên đường. mọi người tin rằng cột 장승 không những dẫn đường mà còn giúp để không xảy ra việc xấu trong ngôi làng. Mặt khác, 솟대 là vật trượng trưng vừa biểu thị các vị thần giữ làng vừa biểu thị ranh giới của làng, 솟대 là đặt con chim được làm bằng đá hoặc bằng cáu cây lên trên cây gậy, dựng lên với mong muốn rằng việc trồng trọt canh tác được tốt đẹp và vận may sẽ tìm đến. Ngoài ra, khi trong làng có được việc gì tốt lành, mọi người cũng dựng cây 솟대 để kỷ niệm điều này.
Ngày xưa, người Hàn Quốc đã tin rằng trong nhà cũng có các vị thần linh canh giữ bảo vệ ngôi nhà. Thần 성주 được tin là vị thần cai quản toàn bộ trong nhà, bảo vệ gia đình bình an và giúp trở thành người giàu có. Thần 삼신 (Bà mụ) được tin là vị thần ở phòng trong giúp sinh e bé và bảo vể sức khỏe. Ngày xưa, bởi vì kỹ thuật y tế tương đối chưa phát triển nên nhiều trường hiwpj e bé bị mất sớm nên nếu sinh được e bé, mọi người sẽ cảm tạ đến thần 삼신 và cũng sắp xếp đặt bàn cúng thần 삼신ở trong phòng chứa đựng lòng cầu xin cho đứa trẻ được lớn lên khỏe mạnh. Ngoài ra thì mọi người cũng đã tin rằng ở phòng bếp có thần 조왕신 (ông Táo), ở phòng vệ sinh có thần 측신, thần 터주신 canh giữ đất nhà.
Trong các gia đình Hàn Quốc, các vị thần trong nhà có chức năng đặc biệt riêng để bảo vệ cho gia đình, không có sự phân chia đẳng cấp và kết hợp chức năng giữa các vị thần. Các vị thần đều có vị trí ngang nhau và độc lập với nhau. Thông thường, người nội trợ có nghĩa vụ chăm lo cho các vị thần này, Việc cúng kiếng đều do phụ nữ đảm đương. Đàn ông chỉ tham gia vào việc thờ cúng tổ tiên chứ không bao giờ quan tâm đến các vị thần trong nhà, ngoại trừ tỉnh Kangwon. Nhiều vị thần trong nhà được gọi là bà, dịu dàng, nhân hậu, nhiều vị thần khác được tượng trưng bằng những hũ gạo, mang đến cho mùa màng bội thu, cháu con sung túc
- 조상 단지 (Tổ thần): là 1 bình đựng gạo nhỏ, phủ lên bằng 1 tờ giấy trắng. Thường đặt trên 1 chiếc kệ cao trong góc phòng. Thần có phép làm cho đất đai màu mỡ, được mùa và giúp đỡ những người hiếm muộn
- 성주신 (Hộ thần): tượng trung bằng 1 bình đựng gạo hoặc lúa mạch đặt trên 1 chiếc kệ nhỏ ở góc nhà. (Miền Trung và 1 số tỉnh Gyeongsang được tượng trưng bằng 1 tờ giấy trắng dán góc nhà hoặc treo trên cột. 1 vài nơi khác thì đặt 1 đồng tiền cổ hoặc 1 ít gạo lên giấy dế tượng trưng cho hộ thần). Thần bảo vệ cho gia chủ khỏi những bất hạnh.
- 조왕신 (ông Táo): tượng trưng bằng 1 chén nước sạch nhỏ màu trắng đặt trên giàn bếp. Thần lửa bảo vệ cho phụ nữ.
- 터주신 (Thần mái hiên) và thần tài được đặt cạnh nhau ở sân sau gần nhà kho:
Thần mái hiên được tượng trưng bằng 1 bó rơm buộc túm bên trên, bên trong có 1 hũ gạo nhỏ. Thần bảo vệ nhà cửa.
Thần tài đem đến tài lộc sung túc cho gia đình. được tượng trưng bằng 1 ụ rơm ko có gì bên trong. Nhưng người ta có 1 con rắn ở trong đó, nếu con rắn chui ra khỏi ụ rơm thì tài lộc sẽ bị giảm sút.
Xem thêm